- Trang chủ
- »
- Cách tính công suất điều hòa - Mẹo sử dụng siêu tiết kiệm điện năng
Cách tính công suất điều hòa - Mẹo sử dụng siêu tiết kiệm điện năng
2020-12-29 09:34:38
Công suất điều hòa là thuật ngữ khá quen thuộc khi chọn mua và lắp đặt điều hòa. Trên thực tế, không phải ai cũng biết và hiểu cách tính các chỉ số công suất của điều hòa. Hiểu rõ công thức tính công suất không chỉ giúp bạn lựa chọn điều hòa có công suất phù hợp mà còn giúp bạn sử dụng thiết bị một cách khoa học, tránh hao phí điện năng.
1. Công suất điều hòa là gì?
Công suất điều hòa chính là công suất làm lạnh/sưởi ấm của điều hòa. Nhiều người thường xác định công suất điều hòa căn cứ vào diện tích của căn phòng nhưng thực tế việc xác định công suất điều hòa phù hợp với căn phòng như vậy là chưa thực sự chính xác. Thực tế, công suất làm lạnh/sưởi ấm của điều hòa còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như vật liệu xây dựng, nguồn nhiệt tác động trực tiếp, số lượng người trong phòng, cửa sổ trong căn phòng…
Vì vậy không phải căn phòng nào cũng có thể áp dụng một công thức giống như nhau, tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà có thể quyết định máy có công suất lớn hơn. Ví dụ, lắp điều hòa cho căn phòng có 1 bề mặt tường bị nắng chiếu trực tiếp, ta cần tính toán lắp thiết bị có công suất lớn hơn để đảm bảo đủ độ lạnh cho căn phòng mà không bị hao mòn thiết bị vì hoạt động “quá công suất”.
2. Tính công suất điều hòa trước khi lắp đặt có thực sự cần thiết?
Trong những ngày hè nóng nực hay những ngày trời mùa đông nhiệt độ xuống thấp, điều hòa là một giải pháp được rất nhiều người lựa chọn sử dụng cho gia đình, cơ quan, cửa hàng... của mình. Đối với căn phòng có diện tích sử dụng, thể tích cũng như cách thức bài trí vật dụng khác nhau sẽ lắp đặt điều hòa có công suất khác nhau. Việc xác định chính xác mức công suất điều hòa cần thiết cho căn phòng sẽ tối ưu hóa khả năng làm mát/sưởi ấm, từ đó tránh hao phí điện năng.
- Lắp đặt điều hòa đúng công suất vừa đạt hiệu quả làm lạnh tốt nhất, vừa tiết kiệm chi phí. Nếu công suất máy quá nhỏ so với phòng, máy sẽ phải hoạt động liên tục, gây quá tải, ảnh hưởng đến tuổi thọ và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
- Ngược lại, việc lắp điều hòa có công suất quá lớn cũng gây ra tình trạng lãng phí điện năng và tốn chi phí mua máy ban đầu.
2.1. Đơn vị đo công suất điều hòa:
BTU:
BTU là một thông số kỹ thuật chỉ công suất của máy lạnh, là từ viết tắt của (British Thermal Unit), là đơn vị đo giá trị nhiệt của nhiên liệu, được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và Anh dùng để đo công suất của các thiết bị làm lạnh/sưởi ấm.
HP (mã lực):
HP hay chính là mã lực (sức ngựa), được sử dụng phổ biến để đo công suất.
Theo vật lý, nó được tính bằng: công cần thiết để nâng 75kg lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây.
1HP = 75 kgm/s.
2.2. Công thức tính công suất điều hòa:
Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu dựa vào diện tích hoặc thể tích không gian cần làm lạnh. Từ đó, ta có những cách tính sau:
2.2.1. Công suất điều hòa tính theo diện tích phòng
Công thức này có thể áp dụng cho các căn phòng bình thường với điều kiện trần nhà 3m trở xuống:
Công suất cần đủ cho phòng = diện tích phòng x 600 BTU
Lưu ý: Có thể đổi công suất điều hòa từ BTU sang HP: 9000 BTU = 1 HP (1 ngựa).
2.2.2. Công suất điều hòa tính theo thể tích (m3):
Ngoài cách tính công suất theo diện tích phòng còn có cách tính công suất điều hòa theo m3: Là cách tính công suất điều hòa theo thể tích chính xác hơn với phòng có trần cao hay gác lửng, quán cà phê, …
Công thức chọn công suất máy lạnh theo thể tích phòng (m3):
Công suất máy lạnh (HP) = (Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao) / (40 đến 45)
Công suất điều hòa (BTU) = (Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao) * 200 BTU (tương đương 200 BTu/ m3)
Ví dụ: Người sử dụng đang cần tính công suất để lựa chọn mua một máy điều hòa cho phòng khách có kích thước (chiều dài: 4.5m, chiều rộng: 4m, chiều cao: 3m)
Công suất máy lạnh (HP) = (4.5 x 4 x 3) / 40 = 1.35 HP.
Công suất điều hòa (BTU) = (4.5 x 4 x 3) * 200 = 10800 BTU
->Vậy nên lựa chọn máy điều hòa có công suất 1.5 HP hay điều hòa 12000 BTU sẽ phù hợp với căn phòng sử dụng.
3. Mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm điện năng?
Bên cạnh việc tìm hiểu cách tính công suất để lựa chọn điều hòa phù hợp, bạn cũng nên tìm hiểu thêm kiến thức sử dụng điều hòa cơ bản, giúp bền máy mà lại tiết kiệm tối đa mức điện năng tiêu thụ.
Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn dùng điều hòa mà không lo tốn tiền điện:
3.1. Cài đặt nhiệt độ phòng hợp lý, không bật/tắt điều hòa nhiều lần:
Nhiều người vừa ở ngoài nắng bước vào phòng thường có thói quen bật điều hòa ở chế độ làm lạnh nhanh để được tận hưởng không khí mát lạnh một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, vô tình việc này làm cho điều hòa phải hoạt động hết công suất, tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Theo chia sẻ của những chuyên gia đầu hàng đầu trong ngành Nhiệt Lạnh, cứ mỗi lần bạn giảm nhiệt độ thêm 5 độ C thì điều hòa sẽ tiêu tốn thêm khoảng 40% điện năng. Không những thế, việc điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp quá nhanh còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe vì cơ thể chưa kịp thích nghi với sự chênh lệch của nhiệt độ ngoài trời và trong phòng trong khoảng thời gian ngắn.
Ngoài ra, để tiết kiệm điện năng, chúng ta cũng không nên bật/tắt điều hòa quá nhiều lần. Thực tế có nhiều người nghĩ bật điều hòa trong 1 khoảng thời gian, khi đã đủ mát nên tắt đi để tiết kiệm điện. Khi nào phòng nóng sẽ bật lại.
Thực tế, đây là 1 quan điểm sai lầm. Việc bật/tắt điều hòa nhiều lần sẽ khiến máy phải khởi động lại nhiều lần, tiêu hao điện năng tốn hơn. Thậm chí, đó còn là nguyên nhân khiến điều hòa của bạn nhanh hỏng hơn.
3.2. Dùng chế độ Cool, tuyệt đối không chuyển sang chế độ Dry:
Nhiều người vẫn cho rằng, dùng điều hòa ở chế độ Dry (biểu tượng hình giọt nước) thay cho chế độ Cool sẽ tiết kiệm điện hơn gấp 10 lần. Thực tế lại không phải vậy.
Chế độ Cool (làm mát) có tác dụng làm giảm nhiệt độ phòng xuống mức nhiệt độ cài đặt và khống chế 1 phần độ ẩm trong không gian điều hòa. Còn chế độ Dry, mục đích chính là khử ẩm độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ phòng không vượt quá so với nhiệt độ của phòng lúc bắt đầu thực hiện chế độ khử ẩm.
Các chuyên gia đã khẳng định: chế độ Cool làm mát nhanh hơn chế độ Dry. Vào những ngày nhiệt độ ngoài trời cao, thì chế độ Dry dường như không có hiệu quả, chỉ làm bầu không khí thêm khô và nóng.
3.3. Cài đặt chế độ quạt gió tự động:
Cài đặt chế độ quạt gió tự động sẽ giúp gió được phân bố đều, giúp tiết kiệm điện vì công suất thổi tự động của quạt gió nhỏ hơn công suất của các chế độ khác.
3.4. Đóng kín các cửa phòng:
Đây là trường hợp khá phổ biến khiến điều hòa tiêu hao nhiều điện năng hơn. Bởi lẽ, khi sử dụng điều hòa, nếu mở cửa thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó hệ thống máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện. Để tiết kiệm điện, khi dùng điều hòa hãy đóng kín các cửa tránh thoát nhiệt ra bên ngoài.
3.5. Kết hợp sử dụng điều hòa với quạt điện:
Khi được kết hợp, quạt điện sẽ giúp nâng cao khả năng lưu thông không khí lạnh ra khắp phòng, vừa làm mát vừa nhanh, vừa dễ chịu hơn hẳn. Bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó tốn ít điện hơn. Thêm vào đó, quạt sử dụng điện ít hơn máy lạnh nên khi kết hợp cả hai thiết bị này sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.
3.6. Vệ sinh thường xuyên bộ lọc ở dàn lạnh
Theo kinh nghiệm bảo dưỡng điều hòa của chuyên gia Sen Việt, khi khi bộ lọc bám bụi, công suất hoạt động của điều hòa có thể giảm đến 15%, qua đó tiêu tốn nhiều điện năng hơn trong quá trình hoạt động. Thế nên, việc tháo lưới lọc ở dàn lạnh vệ sinh sạch sẽ bụi bám vào cũng là cách để tiết kiệm điện. Nên vệ sinh lưới lọc 2 tuần/lần.
Trên đây là chia sẻ về công thức tính công suất điều hòa cũng như những lưu ý giúp bạn sử dụng điều hòa tiết kiệm điện năng nhất. Hãy luôn theo dõi Điều hòa Sen Việt để khám phá mẹo hay để sử dụng điều hòa hiệu quả!
Xem thêm: Inverter là gì?
Tin nổi bật