• Trang chủ
  • »
  • Điều hòa bị nhảy aptomat – nguyên nhân và cách khắc phục

Điều hòa bị nhảy aptomat – nguyên nhân và cách khắc phục

2021-08-30 17:13:32

Điều hòa bị nhảy aptomat là hiện tượng khá phổ biến trong quá trình sử dụng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Đây có phải là dấu hiệu điều hòa đang gặp sự cố hay không? Cùng Sen Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Aptomat là gì? Tại sao nên lắp aptomat cho điều hòa?

1.1. Aptomat là gì?

aptomat điều hòa

 

Aptomat hay còn được gọi là cầu dao tự động, là thiết bị đóng cắt mạch điện tự động được sử dụng cho rất nhiều thiết bị điện hiện nay.

Aptomat có chức năng bảo vệ và ngắt mạch điện khi hệ thống bị quá tải, đảm bảo thiêt bị luôn hoạt động ổn định, phòng sự cố cháy nổ nguy hiểm.

Thiết bị này thường được lắp đặt cho các thiết bị điện có công suất lớn như điều hòa, bình nóng lạnh...giúp tránh được sự cố hư hỏng thiết bị và hư hỏng hệ thống lưới điện trong nhà. Lắp aptomat cho điều hòa giúp người dùng an tâm hơn, đảm bảo an toàn, hạn chế sự cố ở mức tối thiểu.

1.2. Các loại aptomat dùng cho điều hòa hiện nay

Có 2 loại aptomat thường được sử dụng cho điều hòa hiện nay là aptomat thông thường và aptomat chống giật. Mỗi loại lại có ưu và nhược điểm riêng.

  • Aptomat thông thường: là loại aptomat được sử dụng phổ biến, chỉ có tác dụng ngắt mạch khi có sự cố chập điện, giúp bảo vệ máy cũng như hệ thống lưới điện trong nhà.
  • Aptomat chống giật: là loại aptomat cao cấp, vừa có tác dụng ngắt mạch khi hệ thống xảy ra sự cố, vừa có khả năng chống giật khi máy bị rò rỉ điện.

Khi lựa chọn aptomat cho điều hòa, bên cạnh lựa chọn giữa aptomat thông thường và aptomat chống giật, bạn cần căn cứ vào công suất điều hòa. Công suất càng lớn càng phải chọn loại aptomat có khả năng chịu tải cao. Nhờ vậy, aptomat mới phát huy hiệu quả.

2. Nguyên nhân điều hòa bị nhảy aptomat và cách khắc phục

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa bị nhảy aptomat. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản và cách khắc phục.

2.1. Điều hòa nhảy aptomat do điện yếu

Theo thông số kĩ thuật của hãng, điều hòa sẽ hoạt động hiệu quả khi dòng điện đầu vào ổn định ở mức 210V-220V. Nếu dòng điện cung cấp cho điều hòa có cường độ dưới mức này thì điều hòa không thể hoạt động (máy không được cung cấp đủ lượng điện để khởi động hoặc tiếp tục duy trì). Do vậy dẫn đến hiện tượng điều hòa bị nhảy aptomat.

Đối với trường hợp này, bạn có thể dùng bút thử điện hoặc các dụng cụ đo điện chuyên dụng để kiểm tra cường độ dòng điện đầu vào của máy. Nếu dưới ngưỡng cho phép, tốt nhất không nên bật điều hòa mà hãy bật quạt thay thế.

Nếu kiểm tra lượng điện vẫn nằm trong ngưỡng 210V-220V thì tiến hành kiểm tra những nguyên nhân khác dưới đây.

2.2. Do aptomat điều hòa đã bị hỏng

sửa aptomat điều hòa

Aptomat có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khá giống với cầu chì. Sau thời gian sử dụng lâu dài, thanh lưỡi gà bằng đồng trở nên mòn và yếu. Các điểm tiếp xúc bị kém, làm cho dòng điện chạy qua bị chập chờn, dẫn đến hiện tượng nhảy aptomat.

Với trường hợp này, bạn bật lại aptomat thêm 1-2 lần nữa. Nếu nó vẫn bị nhảy liên tục chứng tỏ aptomat này đã bị hỏng.

Các chuyên gia cũng lưu ý, nếu vừa bật điều hòa mà đã bị nhảy aptomat ngay thì chứng tỏ không phải hỏng aptomat. Trừ trường hợp bạn bật điều hòa sau 5 -10 phút hoặc 1 tiếng mới nhảy aptomat thì mới chứng tỏ thiết bị này đang gặp vấn đề.

Nếu nghi ngờ aptomat điều hòa bị hỏng, bạn nên gọi thợ điện lạnh đến kiểm tra và thay thế. Không nên tự kiểm tra aptomat tại nhà vì có loại aptomat thường có thể bị rò điện nguy hiểm.

2.3. Dây điện nguồn

Sau khi bật điều hòa mà bị nhảy aptomat ngay. Mặc dù bạn đã thay aptomat mới nhưng vẫn bị nhảy ngay khi bật lên thì rất có thể dây điện nguồn sau aptomat cấp cho dàn lạnh đã bị hỏng.

2.4. Dàn nóng bị rò rỉ điện

Dàn nóng được đặt ở ngoài trời, tiếp xúc với nắng mưa nên nhanh chóng bị hao mòn, xuống cấp.  Và có thể bị rò điện trong quá trình hoạt động.

Dàn nóng thường được đặt ở ban công hoặc treo ở nơi có vị trí cao. Nên khi bạn lỡ chạm phải, dòng điện rò gây tê, khiến bạn giật mình, hoảng hốt và có thể dẫn đến sự cố nguy hiểm.

Biện pháp khắc phục: khi lắp đặt dàn nóng điều hòa, bạn yêu cầu thợ đấu nối dây tiếp đất cẩn thận để tránh sự cố rò điện xảy ra.

2.5. Do nguồn điện quá tải

Vào những ngày nắng nóng, nhiều gia đình sử dụng điều hòa liên tục trong thời gian dài để làm mát. Cùng với đó là việc sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất cao như tủ lạnh, quạt, nồi áp suất, bếp điện...làm cho hệ thống điện bị quá tải. Aptomat điều hòa khi ấy sẽ tự nhảy để bảo vệ điều hòa.

Chính vì vậy, vào những ngày nắng nóng cao điểm, đặc biệt vào buổi trưa và buổi tối, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tăng cao. Bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị không cần thiết, không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện công suất lớn vào chung một nguồn điện (ổ điện) để tránh tình trạng quá tải.

2.6. Điều hòa bị chạm chập trên dàn nóng hoặc dàn lạnh

Điều hòa bẩn, lâu ngày không được vệ sinh, bảo dưỡng. Mạch điện có thể bị ẩm ướt sau một thời gian không sử dụng hoặc dàn nóng bị chuột cắn đứt dây...

Chính vì vậy, người dùng nên vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên để phát hiện sự cố kịp thời.

Ngoài ra, điều hòa bị nhảy aptomat còn do nguyên nhân khác như: quạt dàn lạnh bị chập điện, quạt dàn nóng bị hỏng tụ, dây kết nối dàn lạnh và dàn nóng bị đứt/hở ở các điểm kết nối, điều hòa bị hỏng lốc, ...

Nếu phát hiện điều hòa bị nhảy aptomat, tốt hơn hết bạn nên liên hệ với thợ điện lạnh chuyên nghiệp để có hướng xử lý kịp thời. Không nên tự kiểm tra khi không có dụng cụ chuyên dụng vì có thể dẫn tới sự cố nguy hiểm. Có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0941.401.118 để được đội ngũ kĩ sư trực tiếp hỗ trợ!

0