- Trang chủ
- »
- Làm thế nào để hạn chế tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ vào mùa nóng?
Làm thế nào để hạn chế tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ vào mùa nóng?
2021-06-17 16:21:24
Mùa hè nắng nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người có sức đề kháng yếu. Nhiệt độ ngoài trời tăng cao khiến cơ thể bị mất nước, dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ. Vậy làm cách nào để hạn chế tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ vào mùa nắng nóng? Cùng Sen Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ vào mùa nóng
- Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường: nhiệt độ tăng cao vào ban ngày, nhưng lại giảm sâu vào ban đêm hoặc mưa nắng xen kẽ thất thường khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ dẫn tới tình trạng sốc nhiệt và đột quỵ
- Trong những ngày nắng nóng, bầu không khí trở nên khô nóng khiến cơ thể bị mất nước (qua mồ hôi và hơi thở) khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm, con người dễ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, dễ bị ngất xỉu vì sốc nhiệt do làm việc dưới thời tiết nắng nóng...
- Ngoài ra, nhiều người có thói quen đi tắm thường xuyên để giải nhiệt, nhất là khi vừa đi ngoài nắng về. Cơ thể đang nóng, lại gặp nước lạnh khiến mạch máu không kịp lưu thông, dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ
- Một nguyên nhân khác nữa là nhiều gia đình sử dụng điều hòa làm mát vào ngày nắng nóng thường cài đặt nhiệt độ rất thấp, mức nhiệt chênh lệch lớn so với nhiệt độ bên ngoài môi trường. Khi bước từ phòng điều hòa ra ngoài, cơ thể dễ bị sốc nhiệt, đột quỵ hoặc có thể dẫn tới căn bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim ở người già...
2. Đối tượng nào dễ bị sốc nhiệt, đột quỵ vào mùa nắng nóng
Trường hợp dễ bị sốc nhiệt, đột quỵ vào mùa hè bao gồm người có sức đề kháng yếu, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 4 tuổi, người già từ 65 tuổi trở lên, người có tiền sử mắc bệnh tim, phổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, người uống nhiều rượu bia, người không uống đủ nước...Nhất là người già và trẻ em bởi đây là những đối tượng nhạy cảm, thích nghi kém với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
Đặc biệt những người sống ở khu vực đô thị có nguy cơ bị sốc nhiệt, đột quỵ cao hơn người sống ở vùng nông thôn. Bởi khu vực đô thị thường không có nhiều cây xanh, kết hợp với hiệu ứng đô thị dẫn đến mức nhiệt ở đây có thể tăng cao hơn mức nhiệt dự báo. Bên cạnh đó, đô thị cũng là nơi có mật độ đường nhựa, đường bê tông dày đặc, hấp thụ một lượng nhiệt lớn. Khi trời tắt nắng, nhiệt độ cũng giảm chậm hơn so với vùng nông thôn.
3. Cách phòng tránh tình trạng đột quỵ, sốc nhiệt, tai biến vào mùa hè
3.1. Phòng tránh hiện tượng sốc nhiệt, đột quỵ do sử dụng điều hòa
- Không cài đặt nhiệt độ điều hòa quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời: Việc cài đặt nhiệt độ quá thấp so với mức nhiệt bên ngoài không chỉ hao tốn điện năng mà còn khiến người dùng dễ bị sốc nhiệt khi bước từ phòng điều hòa ra ngoài môi trường. Các chuyên gia khuyến cáo dù trời có đỉnh điểm nắng nóng thì bạn cũng chỉ nên cài đặt nhiệt độ phòng chênh lệch 5-7 độ so với nhiệt độ môi trường để bảo vệ sức khỏe, tránh sốc nhiệt và cảm lạnh. Mức nhiệt độ điều hòa tốt cho sức khỏe được các chuyên gia khuyến cáo là 24-28 độ C.
- Không sử dụng điều hòa ngay sau khi tắm: Bởi sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu sử dụng điều hòa ngay sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu, làm máu lưu thông lên não chậm, thậm chí còn ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp...
Bên cạnh đó, nếu người lâng lâng vì bị say rượu bia thì bạn cũng không nên ngủ trong phòng điều hòa. Bởi khi bị say rượu, cơ thể sẽ ở trong trạng thái vô thức, khi nằm phòng điều hòa quá lâu mà cơ thể không ý thức phòng vệ sẽ rất dễ bị sốc, đột quỵ, tê liệt.
- Hạn chế di chuyển từ phòng điều hòa ra ngoài và ngược lại để tránh sốc nhiệt. Khi đi ngoài nắng về, không nên ngồi phòng điều hòa ngay mà hãy ngồi quạt, lau khô mồ hôi, sử dụng tính năng tạo luồng gió dễ chịu của điều hòa, tránh để gió lạnh thổi trực tiếp vào người...
- Không ngồi phòng điều hòa liên tục cả ngày: thay vào đó nên vận động cơ thể thường xuyên để tránh tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, uể oải...
- Không nên đóng kín cửa phòng điều hòa cả ngày: sau 1-2 tiếng nên hé cửa để tận hưởng luồng không khí tự nhiên, hoặc lắp thêm quạt thông gió cho phòng điều hòa...
3.2. Một số biện pháp phòng tránh khác:
- Uống nước thường xuyên để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Mỗi người cần uống đủ 2 lít nước/ngày. Nếu vận động và làm việc nhiều dưới trời nắng nóng, cần bổ sung nhiều nước hơn.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: bổ sung axit amin, tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Người già, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu tránh ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Và trang bị đầy đủ mũ, ô che nắng để tránh sốc nhiệt...
Trên đây là một số mẹo cơ bản giúp bạn phòng tránh tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ vào mùa nóng. Nếu có nhu cầu tư vấn lắp đặt điều hòa phù hợp, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!
Tin nổi bật